- Số 34 Đường số 4, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
- 028-668 37077
- 028-377 10132
- info@toanthangship.com
- Xem bản đồ
NHIÊN LIỆU HÀNG HẢI LÀ GÌ ?
Nhiên liệu tàu biển là phần thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ, dưới dạng phần cất hoặc dầu cặn. Dầu nhiên liệu được tạo thành từ các chuỗi hydrocarbon mạch dài, đặc biệt là các ankan, cycloalkan mạch vòng no và các hợp chất thơm. Thuật ngữ dầu nhiên liệu cũng được sử dụng theo nghĩa chặt chẽ hơn để chỉ các loại nhiên liệu thương mại nặng nhất có thể thu được từ dầu thô có tỷ trọng nặng hơn xăng và naphtha.
Về mặt kỹ thuật, nhiên liệu biển có thể được chia thành hai loại chính: nhiên liệu chưng cất và nhiên liệu cặn. Lưu ý quan trọng là cả hai loại này đều chứa các sản phẩm có thành phần chưng cất, sự khác biệt là về định lượng.
Nhiên liệu chưng cất là các thành phần của dầu thô bay hơi trong phân đoạn chưng cất và sau đó ngưng tụ thành các phần lỏng.
Marine Gas Oil (MGO) là các loại nhiên liệu biển chỉ bao gồm các sản phẩm chưng cất và thuộc danh mục DMA. MGO thường bao gồm hỗn hợp các loại chưng cất khác nhau. Marine Gas Oil tương tự như nhiên liệu diesel, nhưng có tỷ trọng cao hơn. MGO có nguồn gốc là các phần cất nhẹ và có độ nhớt thấp để hoạt động ở nhiệt độ được kiểm soát. Phát thải từ MGO chứa ít hạt bụi và bồ hóng cũng như khí thải có lượng lưu huỳnh thấp.
Dầu hàng hải (MDO) thường bao gồm các hỗn hợp khác nhau của các phần cất và một phần nhỏ dầu nhiên liệu nặng nằm trong danh mục DMB. Diesel là một sản phẩm chưng cất trung bình và là loại nhiên liệu chủ yếu dầu khoáng còn MDO cũng tương tự như nhiên liệu diesel nhưng có tỷ trọng cao hơn. Không giống như dầu nhiên liệu nặng, MDO không cần gia nhiệt trong quá trình tồn chứa. Tỷ lệ pha trộn khác nhau của dầu MDO có thể được kiểm soát trực tiếp bởi các quá trình chế biến trong nhà máy lọc dầu hoặc bằng cách trộn các loại nhiên liệu hàng hải sẵn có.
Nhiên liệu cất được sản xuất với hàm lượng lưu huỳnh khác nhau, mặc dù hàm lượng lưu huỳnh tối đa cho phép của MGO nằm dưới mức của dầu nhiên liệu nặng. Loại DMA có giới hạn lưu huỳnh tối đa là 1,0% nhưng đối với MGO giới hạn hàm lượng lưu huỳnh là 0,10%. Danh mục DMB có giới hạn lưu huỳnh tối đa là 1,5% và khoảng hàm lượng lưu huỳnh từ 0,10% đến 1,5% MDO sẵn có sử dụng trong hàng hải.
Nhiên liệu cặn chủ yếu được chia thành hai loại theo thông số kỹ thuật IFO 380 và IFO 180, với tỷ lệ giữa phần dầu cặn và phần cất là hoàn toàn trái ngược với MDO. Đối với IFO 380 98% là dầu cặng và 2% dầu chưng cất, đối với IFO 180 88% là dầu cặn và 12% dầu chưng cất.
PHÂN LOẠI NHIÊU LIỆU HÀNG HẢI
Theo kết quả của cuộc họp Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển của IMO tổ chức vào tháng 10 năm 2016 (MEPC 70), giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu hàng hải không quá 0,50% sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đã được phê duyệt thực hiện. Theo giới hạn lưu huỳnh toàn cầu này, các tàu sẽ phải sử dụng nhiên liệu biển có hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,50% (giới hạn hiện tại là 3,5%) trừ khi sử dụng các phương pháp tương đương đã được phê duyệt theo quy định 4.1 của MARPOL Phụ lục VI, ví dụ như hệ thống làm sạch khói thải (EGCS).
Theo truyền thống, nhiên liệu biển được phân loại dựa vào độ nhớt động học. Đây là một tiêu chí hợp lệ cho nhiên liệu chỉ được tạo ra từ quá trình chưng cất khí quyển. Ngày nay, hầu hết tất cả các nhiên liệu hàng hải đều được chế biến từ các quá trình lọc dầu tiên tiến khác và chỉ tiêu độ nhớt ít quyết định về chất lượng nhiên liệu biển. Hai chỉ số CCAI và CII được áp dụng để đánh giá khả năng đánh lửa của dầu nhiên liệu cặn, và đặc biệt là chỉ số CCAI thường được tính toán cho nhiên liệu hàng hải.
Tỷ trọng cũng là một thông số quan trọng đối với dầu nhiên liệu vì nhiên liệu biển được làm sạch nước và bụi bẩn khỏi dầu trước khi sử dụng. Vì các bộ lọc hoạt động bằng lực ly tâm nên dầu phải có tỷ trọng đủ khác để phân tách khỏi nước. Máy lọc cũ thể hoạt động với tỷ trọng tối đa 991kg/m3; trong khi với các máy lọc hiện đại có thể làm sạch dầu với tỷ trọng đến 1010kg/m3.
Tiêu chuẩn đầu tiên của Anh về dầu nhiên liệu được đưa ra vào năm 1982. Tiêu chuẩn mới nhất là ISO 8217 từ năm 2005. Tiêu chuẩn ISO mô tả bốn tính chất của nhiên liệu chưng cất và 10 tính chất của nhiên liệu cặn. Trong những năm qua, các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến môi trường đã trở nên nghiêm ngặt hơn đặc biệt là hàm lượng lưu huỳnh. Tiêu chuẩn mới nhất cũng cấm đưa vào dầu bôi trơn đã sử dụng (ULO). Một số thông số kỹ thuật của dầu nhiên liệu biển theo ISO8217: